Gà bị ủ rũ, bỏ ăn thì chắc chắn chúng đang có bệnh trong người. Nếu không nhanh chóng xử lý có thể khiến bệnh lây lan ra những khác thể khác trong đàn ảnh hưởng đến sự phát triển, thậm chí dẫn đến tử vong.
Tuy nhiên, gà bị ủ rũ bỏ ăn là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh khác nhau, điều cần thiết bây giờ chính là tìm ra nguyên nhân gây bệnh và tiến hành cách ly, chữa trị kịp thời.
Mục lục:
Nguyên nhân gà bị ủ rũ bỏ ăn khò khè là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh gà ủ rũ kém ăn. Tuy nhiên nguyên nhân chính có thể là bệnh gà rù hay còn gọi là bệnh Newcastle. Đây là căn bệnh rất phổ biến trên gà đối với cả gà con và gà trưởng thành.
Ngoài ra đây cũng có thể là triệu chứng đến từ nhiều nguyên nhân khác như gà bị ốm, bị rét, tiêu chảy, phân trắng, dính phân ở lông đuôi…. Tuy nhiên dù là nguyên nhân nào thì cũng phải ngay lập tức cách ly gà bệnh da khỏi đàn nuôi. Nhằm tránh việc chúng có thể lây lan ra những cá thể khác ở trong đàn.
Triệu chứng bệnh gà ủ rũ khò khè bỏ ăn
Nếu bà con cảm thấy nghi ngờ rằng gà của mình bị bệnh gà ủ rũ thì dưới đây là những triệu chứng giúp bà con có thể nhận biết được nguồn gốc căn bệnh. Cùng chuyên mục Kiến thức nuôi gà tìm hiểu ngay sau đây.
Gà ủ rũ xù lông

Gà thường xù lông xệ cánh và đứng yên 1 chỗ với vẻ mặt buồn bã, mệt mỏi, cánh xà xệ xuống sạt đất. Toàn bộ hệ thống lông của chúng không còn mượt mà nữa mà được xù lên để bảo vệ cơ thể của gà.
Gà kém ăn, bỏ ăn
Khi gà bị bệnh ủ rũ thì hầu như tất cả các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng. Khiến cho chúng kém ăn hoặc hầu như không ăn. Thức ăn đã được nạp vào trước đó có dấu hiệu không tiêu hóa được. Nếu sờ vào diều có cảm giác chúng vẫn đầy đặn, chướng diều và phình to lên.
Phân gà loãng

Có thể quan sát thấy phân gà là dịch loãng kèm 2 màu xanh trắng. Kết hợp với những triệu chứng bên trên thì có thể kết luận gà bệnh Newcastle.
Cách trị bệnh gà ủ rũ bỏ ăn
Khi bà con đã nhận biết được nguyên nhân của căn bệnh thì cần nhanh chóng cách ly và tiến hành chữa trị nhanh chóng, tránh việc gà bị quá nặng dẫn đến tử vong. Sau đây là một số cách trị bệnh gà ủ rũ bỏ ăn, mời bà con cùng theo dõi.
Tiêm vắc-xin

Sử dụng vacxin Medivac Clone 45 tiêm dưới da cổ theo liều lượng chỉ định. Nếu không tiêm được thì chúng ta cũng có thể cho gà chưa bị nhiễm bệnh uống với liều lượng gấp 1,5 -2 lần so với tiêm để phòng bệnh có thể bùng lên và lây lan khó kiểm soát.
Điều trị triệu chứng
Tùy theo từng triệu chứng cụ thể của gà mà chúng ta sẽ tiến hành xử lý việc gà ủ rũ, kém ăn do Newcastle nhé:
- Hạ sốt: Khi gà sốt cao thì chúng ta tìm cách giảm sốt, hạ nhiệt độ cơ thể gà tránh hiện tượng co giật. Khuyên bà con nên sử dụng PARADISE liều 1g/1 lít nước cho tới khi hết sốt.
- Long đờm: Nếu thấy gà khó khăn trong việc hô hấp, khò khè thì sử dụng thuốc long đờm BROMELAIN với liều lượng 1g/2 lít nước cho tới khi đạt hiệu quả.
- Giải độc: Sử dụng thuốc Lesthionin – V liều 1ml/1 lít nước cho gà uống liên tục.
Kháng sinh

Khi đã xác định gà mắc phải những triệu chứng như vậy, bà con nên cho chúng sử dụng thuốc kháng sinh nhằm ức chế tế bào gây bệnh. Từ đó giúp giảm hiệu quả những triệu chứng cần thiết. Đồng thời, các sản phẩm này cũng sẽ giúp gà giảm đau hạ sốt hiệu quả.
Bà con có thể tham khảo các loại thuốc sau:
- Kháng sinh DOXYCYCLINE 150 với liều 1g/15kg. Sử dụng liên tục trong khoảng từ 3 – 5 ngày.
- Kháng sinh MOXCOLIS liều 1g/2 lít nước uống/ngày. Sử dụng liên tục trong khoảng từ 3 – 5 ngày.
Ngoài các loại thuốc chỉ định, bà con cũng nên cho gà sử dụng các loại thuốc kháng sinh nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể gà. Sử dụng các loại thuốc tăng cường điện giải và Vitamin pha với nước và thức ăn để gà có thể khỏe mạnh hơn.
Website Daga24h.com vừa chia sẻ đến bà con cách trị gà ủ rũ, bỏ ăn nhanh khỏi. Hy vọng với những gì chúng tôi vừa mang đến có thể giúp bà con có thêm kiến thức và giải quyết được tình trạng gặp phải trong chăn nuôi.